Pháp luật tố tụng là bộ phận của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như. các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động, tố tụng kinh tế…

1. Pháp luật tố tụng là gì?

Pháp luật tố tụng là bộ phận của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục tranh tụng như. các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động, tố tụng kinh tế…

Pháp luật tố tụng là bộ phận chủ yếu của pháp luật hình thức.

2. Tố tụng là gì?

Tố tụng tiếng Anh là Procedural.

Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục trang tụng như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…

3. Tố tụng hình sự, tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng hình sự:

Trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm có một phạm vi hay lĩnh vực có những mục đích nhất định với sự hiện diện của những cơ quan, cá nhân mà pháp luật xác định cho những mức độ thẩm quyền, địa vị pháp lý; với những mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các chức năng, thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ đó và theo một trình tự, với những thủ tục pháp lý chặt chẽ nhằm hướng tới sự xác định các yếu tố về tội phạm và hình phạt trong hành vi của cá nhân con người. Lĩnh vực hay phạm vi đó được gọi là tố tụng hình sự.

Tố tụng dân sự:

Tố tụng dân sự là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ án dân sự và thỉ hành án dân sự.

Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự.

4. Thủ tục tố tụng là gì?

Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án dã được thụ lí hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật

Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng. Thủ tục tố tụng hình sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuột thẩm quyền giải quyết của tòa án. Thủ tục tố tụng hành chính được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hành chính. Theo trình tự thì thủ tục tố tụng phân thành các giai đoạn:

  • Đối với các vụ án hình sự có: Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
  • Đói với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động thì có thủ tục khởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án.

5. Quy định pháp luật về thủ tục tố tụng

  • Thủ tục tố tụng dân sự:

Thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và đến hiện tại vẫn còn hiệu lực

  • Thủ tục tố tụng hình sự

Thủ tục tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và đến hiện tại vẫn còn hiệu lực

 Tố tụng hình sựTố tụng dân sự
Chủ thể tiến hành tố tụngGồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.Bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Chương IIIBao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại Chương IV
Các thủ tụcKhởi tố, Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sựkhởi kiện, thụ lí, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án dân sự
Chức năngXác định người phạm tội, tội danh, hình phạt, sự thật của vụ ánGiải quyết các tranh chấp trong hợp đồng, thương mại, đất đai, bồi thường thiệt hại…

6. Khái niệm mô hình tố tụng hình sự và cấu trúc

Từ khái niệm tổng quát về tố tụng hình sự có thể thấy rằng, bất kỳ một hệ thống tố tụng hình sự nào cũng bao gồm những yếu tố chủ đạo sau đây:

– Mục đích của tố tụng hình sự;

– Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự;

– Các chức năng chủ yếu trong tố tụng hình sự;

– Vị trí pháp lý của các chủ thể hoạt động tố tụng hình sự và quan hệ giữa các chủ thể đó trong tố tụng hình sự;

– Các giai đoạn tố tụng hình sự;

– Phương thức đạt được mục đích của tố tụng hình sự hay là vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự.

Các yếu tố này trong tổng thể là xương sống của tố tụng hình sự. Những yếu tố đó hợp thành một hệ thống tố tụng hình sự thống nhất, nhất quán với nhau, trong đó mục đích của tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng nhất, chi phối các yếu tố khác. Mục đích nào thì sẽ đặt ra những yêu cầu đòi hỏi như vậy cho các hoạt động tố tụng hình sự, tức là các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đến lượt chúng, cùng với mục đích, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là điểm xuất phát để xác định chức năng, vị trí và các mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng hình sự, phương thức của việc bảo đảm chứng cứ và của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự.

Tính chất và đặc điểm của các yếu tố hợp thành tố tụng hình sự đều được quyết định bởi mục đích của tố tụng hình sự. Cũng căn cứ vào đó mà người ta phân biệt sự khác nhau căn bản của các mô hình tố tụng hình sự. Còn trong khuôn khố của một mô hình thì tính chất và đặc điểm của các yếu tố đó của TTHS có thể có những sự khác nhau bắt nguồn từ đặc điểm phát triển của TTHS, đặc điểm của hệ thống pháp luật cũng như của hệ thống tư pháp của mỗi quốc gia, trong từng thời đại lịch sử nhất định.

7. Các nguyên tắc của tố tụng hình sự

Cũng như các nguyên tắc pháp lý khác, các nguyên tắc của tố tụng hình sự có những đặc điểm sau đây:

a) Nguyên tắc của tố tụng hình sự phải là những tư tưởng, quan điểm phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đời sống xã hội. Nguyên tắc của tố tụng hình sự là những quan điểm chủ đạo, những tư tưởng xuất phát điểm quyết định cấu trúc và nội dung tổ chức và các hoạt động trong tố tụng hình sự.

b) Nguyên tắc của tố tụng hình sự phản ánh những đòi hỏi khách quan và nhận thức tư tưởng của xã hội trong quá trình phát triển về nền tư pháp nói chung và về Tố tụng hình sự nói riêng.

Nguyên tắc của tố tụng hình sự gắn liền với nhiệm vụ và mục đích của tố tụng hình sự và do vậy, tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự là bảo đảm quan trọng hàng đầu cho việc thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ của tố tụng hình sự.

c) Nguyên tắc của tố tụng hình sự được thể hiện trong những hình thức đặc trưng dưới dạng tư tưởng, quan điểm và dưới dạng quy phạm pháp luật. Ở dạng những tư tưởng và quan điểm, các nguyên tắc có tác dụng dẫn dắt nhận thức, định hướng ý thức xã hội và ý thức chuyên nghiệp dưới dạng các quy phạm, các nguyên tắc là những quy định pháp lý có tính chất chỉ đạo bắt buộc đối với mọi quyết định tố tụng và hành vi tố tụng.

Nguyên tắc của tố tụng hình sự nếu được ghi nhận bởi pháp luật sẽ tạo ra khả năng điều chỉnh và làm tăng hiệu lực thực hiện của các nguyên tắc đó. Mặt khác, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, các nguyên tắc của tố tụng hình sự là đòi hỏi bắt buộc đối với thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự; vi phạm nguyên tắc tố tụng hình sự trong các hoạt động tố tụng dẫn đến hậu quả pháp lý là hủy các quyết định đã vi phạm.

d) Các nguyên tắc của tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng và là sản phẩm mô hình của tố tụng hình sự, là những đòi hỏi và phương châm cụ thể bảo đảm đưa nội dung của mô hình tố tụng trở thành hiện thực pháp lý thông qua các chế định, các quy phạm pháp luật Tố tụng hình sự và thông qua tổ chức và hoạt động của chủ thể tham gia tố tụng. Mỗi một mô hình tố tụng hình sự có một hệ thống các nguyên tắc đặc trưng của nó.

e) Nguyên tắc của tố tụng hình sự là điều kiện cho việc thực hiện các mục đích của tố tụng hình sự. Nếu như mục đích của tố tụng là cái mà các hoạt động của tố tụng hình sự cần đạt được thì nguyên tắc chỉ cho chúng ta thấy rằng, cần đạt được kết quả đó như thế nào. Điều đó có nghĩa là, nguyên tắc có vai trò hỗ trợ cho việc thực hiện mục đích của tố tụng hình sự.

Như vậy, nguyên tắc của tố tụng hình sự là cái có trước mô hình cấu trúc của tố tụng hình sự và trước cả các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Nguyên tắc không phải là pháp luật thực định mà là những đòi hỏi pháp lý có tính khái quát cao, mang màu sắc lý tưởng, là những yêu cầu, đòi hỏi, là cái cần có. Trong khi đó, pháp luật tố tụng hình sự là cái tồn tại. Cái tồn tại phải được cải biến cho phù hợp với yêu cầu của cái cần có, nhưng trong hiện thực luôn luôn có một khoảng cách giữa hai phạm trù đó. Có thể lấy ví dụ về nguyên tắc tranh tụng trong cải cách tư pháp hình sự hiện nay ở Việt Nam theo tinh thần của Chiến lược cải cách tư pháp. Thực hiện tranh tụng trong tố tụng hình sự là yêu cầu được đặt ra trong Chiến lược, nhưng yếu tố tranh tụng có được bao nhiêu trong cả hệ thống tố tụng hình sự, được phản ánh như thế nào trong các chế định và quy phạm của pháp luật tố tụng hình sự lại là một vấn đề khác. Tuy nhiên, tư tưởng về việc thực hiện tranh tụng luôn luôn là cơ sở, là thước đo cho việc đánh giá tính hoàn thiện của các chế định pháp luật và của thực tiễn tư pháp hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *